Cách thay băng vết mổ đảm bảo an toàn?
Cách thay băng vết mổ đảm bảo an toàn?
Thay băng vết mổ là một trong những bước cực kỳ quan trọng khi chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật. Để cho vết thương mau lành thì bệnh nhân cần thay băng vết mổ đúng quy trình kỹ thuật của Bộ Y Tế đảm bảo sạch sẽ chống nhiễm trùng.
Việc theo dõi và chăm sóc vết thương sau mổ được xem là hết sức quan trọng. Vì nó giúp phục hồi vết thương nhanh chóng hơn chống nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Đánh giá tình trạng vết thương sau mổ
Vết thương được phân chia thành hai loại cơ bản là vết thương sạch và vết thương nhiễm khuẩn. Vì thế trước khi tiến hành hay băng vết mổ cho bệnh nhân, các bạn cần nhận định được tình trạng hiện tại.
Tình trạng vết thương sạch:
– Vết thương có khâu nhưng mép vết thương phẳng, các chân chỉ không có dấu hiệu bị sưng hay đỏ.
– Vết thương không khâu thì không có hiện tượng bị sưng tấy. Trên vết thương đang lên da non.
Tình trạng vết thương nhiễm khuẩn:
– Vết thương khâu thì xung quanh vết thương sưng đỏ, chân chỉ đỏ thậm chí còn bị loét ra có mủ.
– Vết thương không khâu xung quanh viền cũng bị sưng đỏ, bên trong vết thương có mủ và một số tổ chức mô có thể bị hoại tử.
Khi đã xác định được tình trạng của vết thương các bạn tiến hành thay băng vết thương theo đúng trình tự hướng dẫn của Bộ Y Tế.
Quy trình thay băng vết mổ tiêu chuẩn
Đối với người bệnh cần chuẩn vị tâm lý và hợp tác trong quá trình thay rửa vết thương sau mổ. Thông báo lịch thay băng chính xác cho điều dưỡng viên. Bệnh nhân cần có tư thế thoải mái để lộ vùng cần thay băng cho điều dưỡng quan sát.
Đối với người chăm sóc vết thương, điều dưỡng viên cần làm sạch tay sau đó lau khô bằng khăn sạch. Đeo găng tay y tế vô trùng đảm bảo an toàn. Điều dưỡng cần chuẩn bị tất cả các dụng cụ thay băng, cắt chỉ cần thiết tất cả đều cần vô trùng.
Hộp đựng dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:
Khay thứ nhất:
1 hộp đựng gạc vô khuẩn, 1 lọ căm panh và panh vô trùng, 1-2 kẹp phẫu tích, 2 kẹp kocher, 1 chiếc kéo, 1 lọ betadine sát khuẩn, 1 lọ cồn 70 độ, 1 chai NaCl 0. 9%, 1 lọ oxy già hoặc nitrat bạc 0.2%, thuốc tím, xanh metylen, dầu cá.
Khay thứ 2:
– Bơm kim tiêm, kiêm tiêm dùng để gây tê nếu cần xử lý vết thương nhiễm khuẩn.
– Nilon lót khi thay băng, túi nilon nhỏ.
– Găng tay sạch
– Băng dính y tế
– Kéo cắt băng
– Băng cuộn y tế
– Cốc nhỏ: 1-2 cái
– 1 chậu đựng dung dịch sát khuẩn
– Xô đựng rác thải y tế.
Một số lưu ý khi thay băng vết mổ:
– Điều dưỡng viên cần áp dụng đúng kỹ thuật vô khuẩn hoàn toàn trước, trong và sau khi rửa vết thương,
– Khi rửa vết thương rửa theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài và vòng rộng ra thêm 5cm so với miệng vết thương để đảm bảo vết thương sạch sẽ nhất.
– Thao tác nhẹ nhàng tránh gây đau đớn cho bệnh nhân. Điều dưỡng cần an ủi bệnh nhân để họ cảm thấy bớt lo lắng.
– Xử lý lau rửa vết thương gọn gàng, sạch sẽ, băng gạc vô khuẩn theo đúng tiêu chuẩn để tránh nhiễm khuẩn.
Trên đây là cách thay băng vết mổ đảm bảo an toàn và chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân. Việc này các bạn có thể thực hiện tại nhà không cần đến bệnh viện nhưng cần được sự trợ giúp của điều dưỡng viên có kinh nghiệm và tay nghề cao.
SK24H là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thay băng vết mổ tại nhà ở Hà Nội chính là địa chỉ uy tín cho các bạn tham khảo. Hãy gọi ngay đến số hotline: 0901. 753. 009