Kỹ thuật đặt sonde dạ dày hay ống thông dạ dày được chỉ định cho rất nhiều đối tượng ở mọi độ tuổi khác nhau. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đặt ống sonde dạ dày tại nhà các bạn cần hết sức lưu ý để tránh tình trạng viêm nhiễm. Tham khảo bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm hữu ích nhé!
Một trong những rủi ro lớn nhất khi đặt sonde dạ dày tại nhà đó là bệnh nhân bị viêm nhiễm, trầy xước thực quản dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây SK24H sẽ hướng dẫn các bạn chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày khoa học đảm bảo sức khỏe.
Những trường hợp nào được chỉ định đặt sonde dạ dày tại nhà?
Trên thực tế, kỹ thuật đặt ống sonde dạ dày thường được thực hiện tại bệnh viện. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể các bác sĩ vẫn có thể chỉ định đặt ống sonde dạ dày tại nhà cho các bệnh nhân điều trị ngoại trú:
- Bệnh nhân ung thư lưỡi, ung thư thực quản
- Bệnh nhân bị hôn mê trong thời gian dài.
- Bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình nhai, nuốt thức ăn không thể đảm bảo dinh dưỡng.
- Bệnh nhân bị suy kiệt sức khỏe do ăn quá ít hoặc từ chối ăn.
- Bệnh nhân sau phẫu thuật gặp hiện tượng chướng bụng.
- Bệnh nhân có vấn đề dị dạng đường tiêu hóa.
- Bệnh nhân bị liệt cơ mặt khó khăn trong việc há miệng nuốt thức ăn.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày
Trên thực tế tùy vào bệnh lý khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ có quá trình chăm sóc sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, các bạn cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
Xây dựng thực đơn khoa học
Đối với các bệnh nhân đặt ống thông dạ dày nói chung, việc xây dựng thực đơn rất quan trọng. Ngoài việc phải cho họ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Các bạn cũng cần chú ý nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm loãng, dạng lỏng dễ nuốt hơn. Thức ăn cần được xay nhuyễn hoặc ép lấy nước để phù hợp với hệ tiêu hóa của người bệnh.
Tốc độ và khối lượng thực phẩm phù hợp
Khi cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà ăn, các bạn cần lưu ý đến tốc độ và khối lượng thực phẩm. Theo đó, các bạn nên chia nhỏ các bữa ăn của người bị bệnh cho họ ăn ít một để dễ hấp thu và tiêu hóa. Trong quá trình cho ăn nên bơm với tốc độ vừa phải không quá nhanh. Để tránh tình trạng bệnh nhân bị nôn ói.
Vệ sinh ống sonde dạ dày
Các bạn lưu ý sau mỗi lần cho bệnh nhân ăn cần phải thực hiện vệ sinh ống thông bằng nước ấm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến lịch thay ống thông dạ dày. Bạn cần phải tuân theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để tránh bị nhiễm trùng. Việc làm sạch và thay ống thông định kỳ sẽ giúp chống viêm nhiễm, nấm cho bệnh nhân.
Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân
Khi đặt ống sonde dạ dày các bạn cũng phải lưu ý vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân thường xuyên bằng cách cho súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho bệnh nhân chống lại các bệnh về răng miệng. Ngoài ra, còn ngăn chặn tình trạng nấm lưỡi có thể xảy ra khi đặt ống thông lâu ngày.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà tránh viêm nhiễm, biến chứng. Nếu các bạn lo lắng không thể chăm sóc được bệnh nhân có thể liên hệ ngay với SK24H để sử dụng dịch vụ đặt sonde tại nhà nhanh chóng và hiệu quả.
XEM THÊM >>>> Truyền nước tại nhà Hà Nội
XEM THÊM >>>> Tiêm tại nhà Hà Nội
XEM THÊM >>>> Dịch vụ truyền đạm
Liên hệ ngay với số hotline: 0901 753 009 để được tư vấn và trợ giúp kịp thời nhé!