Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà
Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật thường được sử dụng đối với những bệnh nhân mất khả năng ăn uống bằng đường miệng hoặc bị bệnh về dạ dày, thực quản không ăn được. Phương pháp này có tác dụng lớn trong việc duy trì sự sống và cho bệnh nhân uống thuốc nhanh chóng.Dưới đây là hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà cho các bạn tham khảo.
Đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân tại nhà được sử dụng cho những người mất khả năng ăn uống bằng đường miệng.
Những đối tượng nào cần đặt sonde dạ dày
– Bệnh nhân bị hôn mê do chấn thương sọ não, tai biến, viêm não…
– Bệnh nhân bị khó nuốt do liệt dây thần kinh cơ mặt.
– Bệnh nhân gãy xương hàm không thể nhai, nuốt.
– Bệnh nhân bị ung thư lưỡi, ung thư thực quản.
– Bệnh nhân bị hẹp thực quản.
– Bệnh nhân bị sứt môi, hở hàm ếch.
– Bệnh nhân bị suy kiệt cơ thể ăn quá ít không đủ duy trì sức khỏe.
Mục đích của đặt ống sonde dạ dày
Đặt ống sonde dạ dày với bệnh nhân bị hôn mê bất tỉnh nhằm nuôi sống cho bệnh nhân không có khả năng ăn uống.
Đặt ống sonde dạ dày còn giúp làm giảm áp lực và dẫn lưu dịch dạ dày ra bên ngoài đối với bệnh nhân sau làm phẫu thuật đường tiêu hóa.
Đặt ống sonde dạ dày cũng giúp rửa và làm sạch dạ dày trong những trường hợp bị ngộ độc thức ăn, thuốc trừ sâu.
Đặt ống sonde dạ dày giúp hỗ trợ chuẩn đoán viêm loét dạ dày đường tiêu hóa. Hỗ trợ lấy mãu xét nghiệm dịch dạ dày tốt nhất.
Đặt sonde dạ dày trong điều trị bệnh theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày.
Cách chăm sóc cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà
Khi chăm sóc cho bệnh nhân đặt sonde dạ dày tại nhà, các bạn cần lưu ý để người bệnh nằm đầu cao khoảng 30-45 độ. Nếu để đầu thấp quá hoặc cao quá đều không tốt cho quá trình dẫn truyền thức ăn.
Người chăm sóc phải chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như khăn sạch, gạc miếng, cây đè lưỡi, ống thông nhựa, chất bôi trơn, giấy lau miệng, vải co su, kim băng cố định ống…Tất cả các dụng cụ trên đây cần được vô trùng tuyệt đối tránh nhiễm khuẩn.
Quy trình đặt ống sonde đường mũi:
Điều dưỡng tiến hành đưa ống sonde vào mũi bệnh nhân cần đưa từ từ sau đó đẩy ống thẳng góc với mặt. Khi ống vào đến họng, gập đầu bệnh nhân vào ngực và tiếp tục đẩy ống xuống theo nhịp nuốt ống của bệnh nhân. Khi đầu ống bắt đầu chạm tới dạ dày sẽ có thức ăn và dịch chảy ra ngoài đầu ống.
Quy trình đặt ống sonde đường miệng:
Điều dưỡng tiến hành đưa ống xông vào miệng bệnh nhân một cách từ từ. Khi ống đã đưa vào tới cuống họng bảo bệnh nhân nuốt chậm để ống đi theo nhịp nuốt. Đầu ống chạm được đến dạ dày cũng có dịch và thức ăn chảy ra trong lòng ống.
Sau khi đặt ống xong điều dưỡng cần tiến hành kiểm tra ống thông hay không bằng cách dùng bơm 50ml bơm nước sạch vào ống sẽ nghe thấy tiếng lọc sọc ở vùng thượng vị.
Với bệnh nhân đặt ống sonde dạ dày chỉ nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng dễ nuốt như cháo, súp, sữa tươi, thức ăn hầm nhuyễn…Số bữa ăn trong ngày cần được chia đều ra thành nhiều bữa nhỏ. Một ngày ăn khoảng 5-6 bữa cho bệnh nhân dễ hấp thụ.
Lượng thức ăn với người trưởng thành là 300ml-400ml/1 bữa, trẻ em khoảng 20ml/ 1 bữa. Khi cho ăn cần cho với tốc độ từ từ để tránh làm bệnh nhân nôn ói.
Sau khi cho ăn xong cần làm sạch ống thức ăn, tuyệt đối không để thức ăn thừa trên ống sẽ bị lên men gây nấm. Nên thay ống sonde theo định kỳ, khi thấy bẩn và bị nghẹt.
Trên đây là một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đặt sonde tại nhà cho các bạn tham khảo. Nếu có bất cứ vấn đề gì cần hỗ trợ khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà, các bạn cũng có thể liên hệ ngay với số hotline: 0901 753 009 để được hỗ trợ nhé!